Viêm Xoang Sàng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

Xoang sàng là hệ thống xoang phức tạp, có mối quan hệ mật thiết với hốc mắt và nền sọ. Vì vậy, khi bị viêm xoang sàng, nguy cơ biến chứng nội sọ như viêm màng não, viêm xương thái dương, viêm dây thần kinh sọ não… rất dễ xảy ra, đe dọa tính mạng người bệnh.


 

Viêm Xoang Sàng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

Viêm xoang sàng


Viêm xoang sàng là gì?

Viêm xoang sàng là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong các xoang sàng bị nhiễm trùng. Khi bị viêm, các hốc xoang sẽ phù nề, dịch trong xoang bị ứ đọng không thoát ra được gây nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt, đau đầu do thiếu oxy não và nhiều triệu chứng khác.

Xoang là một khoang bên trong xương được lót bằng niêm mạc tiết chất nhầy và có lỗ thông (ostium) vào mũi. Cơ thể con người có bốn cặp xoang ở bốn xương khác nhau và các xoang được đặt tên theo các xương mà chúng có mặt.

Xoang sàng: Hiện diện bên trong xương sàng, gần sống mũi ở hai bên.

Xoang trán: Chúng được nhìn thấy phía trên ổ mắt, ở mỗi bên của xương trán.

Xoang bướm: Hiện diện bên trong xương bướm, nằm sau ổ mắt.

Xoang hàm: Nằm ở xương hàm trên và dưới ổ mắt.

Tất cả các xoang hoạt động như một mạng lưới với các đường ống thông với nhau. Thông thường, khi xoang sàng bị viêm thì tình trạng nhiễm trùng tương tự cũng sẽ xảy ra ở các xoang khác do các xoang thông với nhau. Đây là lý do tại sao viêm xoang trán, viêm xoang sàng, hoặc viêm xoang bướm thường có các triệu chứng giống nhau và không đặc hiệu.


Vị trí viêm xoang sàng

Dựa theo cấu trúc của xương sàng, bệnh viêm xoang sàng được chia làm 4 loại như sau:

- Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng trước tiếp giáp giữa xoang hàm và xoang trán, khu vực hốc mắt và hốc mũi. Người bệnh viêm xoang sàng trước sẽ bị đau nhức quanh 2 hốc mắt và vùng sống mũi.

- Viêm xoang sàng sau: Xoang sàng sau nằm ngay phía sau của xoang sàng trước và hướng ra phía sau gáy. Viêm xoang sàng sau thường gây đau nhức vùng sau gáy, cơn đau có thể lan xuống vai, hoặc nó có thể gây sưng, đau mắt.

- Viêm toàn bộ xoang sàng: Là tình trạng viêm cả xoang sàng trước và xoang sàng sau cùng lúc. Vì thế, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng cùng lúc.


https://dauviemxoang.blogspot.com/

Phân loại viêm xoang sàng

Dựa theo thời gian kéo dài của bệnh, viêm xoang sàng được chia thành 2 loại: viêm xoang sàng cấp tính, viêm xoang sàng mạn tính.

1. Viêm xoang sàng cấp tính

Là tình trạng viêm và sưng các xoang cạnh mũi (hoặc chỉ ở mũi), với các triệu chứng kéo dài không quá 4 tuần. Khi tình trạng này xảy ra ở xoang sàng, nó được gọi là viêm xoang sàng cấp tính.

2. Viêm xoang sàng mạn tính

Viêm xoang sàng mạn tính thường kéo dài hơn 12 tuần. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, dị ứng và sự hiện diện của polyp xoang hoặc lệch vách ngăn. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau đầu, chảy nước mũi, sưng mặt, chóng mặt và khó thở.


XEM THÊM BÀI: Tổng quan về Bệnh Viêm Xoang


Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Mặc dù các triệu chứng viêm không đặc hiệu cho từng xoang, chúng thường bộc lộ giống nhau. Nhưng ít nhất, các triệu chứng chung của bệnh viêm xoang nói chung cũng có thể giúp chẩn đoán viêm xoang ban đầu và loại trừ các bệnh khác.

Viêm xoang sàng có triệu chứng gì? 

Các triệu chứng viêm xoang sàng có thể bao gồm:

- Sốt và nhức đầu;

- Đau và nhạy cảm vùng mặt, đặc biệt khi bệnh nhân cúi xuống;

- Nghẹt mũi;

- Chảy dịch mủ mũi sau;

- Đau họng và ho;

- Hôi miệng và đờm trong khạc nhổ;

Ngoài ra, các triệu chứng đặc trưng khác của viêm xoang sàng như sưng, đỏ hoặc đau mắt. Do vị trí của các xoang này gần mắt nên có ảnh hưởng lớn đến vùng mắt.

Các triệu chứng kéo dài dưới 4 tuần đối với viêm xoang sàng cấp tính và trên 12 tuần đối với viêm xoang sàng mạn tính.


Viêm Xoang Sàng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

Nguyên nhân viêm xoang sàng

Nhiễm trùng đơn độc ở xương sàng hiếm khi xảy ra mà bệnh thường do nhiều yếu tố cùng lúc như vừa nhiễm virus vừa nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các yếu tố này thường gây ra tình trạng viêm xoang sàng cấp tính.

Ngoài ra, bị viêm xoang sàng còn có các yếu tố nguy cơ khác, vì vậy điều quan trọng là cần phải tìm ra đúng yếu tố nguy cơ gây viêm xoang sàng mới có thể lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả.

Các yếu tố nguy cơ của viêm xoang sàng khác bao gồm:

- Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi chất hóa học từ các sản phẩm tẩy giặt;

- Lệch vách ngăn mũi hoặc bất thường khác trong cấu tạo mũi xoang;

- Polyp mũi;

- Bệnh xơ nang;

- Mắc sarcoidosis: Đây là một tình trạng viêm tự miễn dịch toàn thân dẫn đến sự hình thành các khối u;

- Bệnh u hạt Wegener: Đây là một rối loạn viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các mạch máu;

- Nhiễm trùng răng miệng;

- Suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường, HIV, ung thư;

- Hút thuốc lá kéo dài;

- Tăng huyết áp;

- Tuổi tác.


Phương pháp chẩn đoán viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng cấp tính thường có xu hướng xảy ra cùng với viêm xoang trán hoặc xoang hàm. Các biểu hiện thường được dùng để phân biệt là đau giữa hai mắt và nhức đầu phía trước.

Ngoài khám thực thể và chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sau:

1. Nội soi mũi

Nội soi mũi là một xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán viêm xoang sàng mặc dù độ nhạy không cao.

2. Chụp CT

Chụp CT rất quan trọng trong việc phát hiện tình trạng viêm của xoang sàng.


XEM THÊM BÀI: Viêm Xoang Hàm


Các biến chứng của bệnh viêm xoang sàng

Nếu viêm xoang sàng không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan sâu vào các tổ chức lân cận dẫn đến các biến chứng từ ảnh hưởng đến sức khỏe cho đến gây di chứng tàn tật suốt đời hoặc nặng nhất là tử vong.

Các biến chứng của viêm xoang sàng có thể xảy ra như:

- Lồi mắt, nhìn đôi hoặc mù;

- Nhiễm trùng xâm lấn dẫn đến viêm màng não;

- Viêm thần kinh thị giác.


Các phương pháp điều trị viêm xoang sàng

Tùy vào tình trạng viêm, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị viêm xoang sàng khác nhau.

1. Điều trị bằng thuốc

Sau khi chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm viêm và sưng, đồng thời mở các lỗ xoang để dẫn lưu dễ dàng.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang sàng bao gồm:

- Thuốc kháng sinh;

- Thuốc chống viêm không steroid;

- Corticosteroid đường xịt hoặc uống;

- Các loại thuốc thông mũi không kê đơn khác.

2. Phẫu thuật

Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc thất bại, phẫu thuật cắt bỏ xoang có thể được chỉ định. Thông thường, phẫu thuật được khuyến nghị cho các trường hợp viêm xoang sàng sau:

- Viêm xoang sàng đã lan đến hốc mắt

- Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc

- Những bệnh nhân bị biến chứng áp xe não do viêm xoang

- Viêm xoang có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.

Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ các mô của xương sàng bị viêm, đồng thời mở rộng lỗ thông xoang bị tắc. Điều này chỉ có thể thực hiện được bởi bác sĩ Tai mũi họng giàu kinh nghiệm phẫu thuật mũi xoang.


Các phương pháp phẫu thuật xoang sàng có thể bao gồm:

1. Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS)

Được thực hiện với sự trợ giúp của ống nội soi (ống được chiếu sáng có gắn camera) và microdebrider (máy bào mô, một dụng cụ đặc biệt có đầu xoay nhỏ). Hệ thống nội soi và microdebrider được đưa vào qua mũi sau khi gây mê nhằm loại bỏ mô bị nhiễm bệnh và xương mà không làm hỏng các mô lành xung quanh.


Viêm Xoang Sàng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

Phẫu thuật nội soi mũi xoang ít xâm lấn, mau lành vết thương, nhanh hồi phục


2. Phẫu thuật xoang đường ngoài

Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đục một lỗ ở hàm trên của miệng để tiếp cận xương sàng. Phương pháp này chỉ được ưu tiên khi các phương pháp tiếp cận các xoang sàng khác khó thực hiện.


Cách chữa viêm xoang sàng tại nhà

Không có cách chữa tại nhà nào được chứng minh là hiệu quả cho bệnh viêm xoang sàng. Tuy nhiên, một số biện pháp tại chỗ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật có hiệu quả tốt hơn.

Các phương pháp tại chỗ có thể bao gồm:

- Dùng máy xông hơi để làm ẩm không khí;

- Đắp khăn ấm để giảm đau;

- Rửa mũi xoang bằng nước muối sinh lý hàng ngày;

- Hít hơi nước nóng để làm thông các xoang và giúp giảm đau;

- Thực hành các bài tập giúp cải thiện các triệu chứng của viêm xoang, chẳng hạn như bài tập thở Bhramari pranayama;

- Uống trà mật ong giúp kháng viêm, giảm đau.


Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang sàng

- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn;

- Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu khuẩn để phòng ngừa nhiễm các loại virus là yếu tố nguy cơ gây viêm xoang sàng;

- Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh như không đến nơi đông người khi đang có dịch cúm;

- Không hút thuốc lá, hoặc tránh để hít phải khói thuốc lá;

- Dùng máy tạo độ ẩm trong mùa hanh khô để tránh bị khô mũi xoang;

- Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.


Viêm Xoang Sàng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

Tiêm chủng vắc xin phòng virus cúm và phế cầu khuẩn giúp giảm nguy cơ viêm xoang sàng.


Các câu hỏi thường gặp về viêm xoang sàng

1. Phẫu thuật viêm xoang sàng có rủi ro không?

Cũng như bất kỳ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật điều trị viêm xoang sàng cũng có những rủi ro riêng. Một số biến chứng chung của phẫu thuật mũi xoang có thể xảy ra nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc do một số yếu tố khách quan khác như:

- Chứng loạn thị, sụp mi;

- Nhìn đôi hoặc mù;

- Rò rỉ dịch não tủy;

- Viêm não – màng não.


2. Sau phẫu thuật viêm xoang sàng có tái phát không?

Ở một số bệnh nhân có thể tái phát viêm xoang sàng nếu không tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật. Bệnh nhân cần tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi bệnh kịp thời.


3. Bị viêm xoang sàng khi nào nên tới bệnh viện?

Người bệnh nên tới ngay bệnh viện nếu có các triệu chứng sau:

- Đau dữ dội ở mặt hoặc đau đầu dữ dội;

- Các triệu chứng có vẻ cải thiện nhưng sau đó trở nên tồi tệ hơn;

- Các triệu chứng không giảm sau 10 ngày đã được điều trị;

- Sốt kéo dài hơn 3-4 ngày.


4. Dầu gió hỗ trợ trị viêm xoang chất lượng cao trên thị trường?


Đó là Dầu gió Thất Sơn An Giang, được bào chế từ các loại thuốc quý theo công thức đặc biệt của các Đạo sĩ trên Núi Cấm An Giang. Cụ thể như sau:


Bệnh viêm xoang: Tổng quan, Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị



CÔNG DỤNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Trị viêm xoang; nghẹt mũi; cảm lạnh; đau nửa đầu; sát trùng; chống ngứa; giảm đau nhức, bầm tím do chấn thương, viêm xương khớp,…


THÀNH PHẦN DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Bạc hà, Đinh hương, Tế tân, Quế khâu, Tô mộc và một số loại thuốc khác


CÁCH DÙNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

thoa lên Mũi, Trán, Thái dương và những chỗ đau trên cơ thể.


QUY CÁCH ĐÓNG GÓI – GIÁ BÁN

Chai lẻ dung tích 10ml, dạng nắp vặn, bên trong đầu bi lăn hoặc Hộp 06 chai

                 - Giá chai lẻ:                 23.000đ

                 - Giá 01 hộp (6 chai): 128.000đ


LINK MUA HÀNG (Quý khách bấm vào link):

- Lazada:

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp

- Shopee: 

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp


HOẶC LIÊN HỆ TRỰC TIẾP SỐ HOTLINE CỦA CHÚNG TÔI!


Sản phẩm của: Hỏa Long Group

Địa chỉ: ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Hotline: 0938944699

Email: hoalongservice@gmail.com

Link mua Lazada chai lẻ

Link mua Lazada Hộp 6 chai

Link mua Shopee chai lẻ 10ml

Link mua Shopee hộp 6 chai

 

Dầu Viêm Xoang THẤT SƠN AN GIANG Copyright © 2011-2012 | Powered by Blogger