Bài thuốc đông y cổ truyền điều trị bệnh ĐAU LƯNG hiệu quả

Đau lưng là triệu chứng bệnh lý về xương khớp phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng lưng khiến người bệnh khó khăn trong quá trình vận động. Vì vậy, nhiều người đã phải nhờ cậy đến các bài thuốc đông y điều trị đau lưng nhằm giải quyết nỗi đau đớn kéo dài của mình.

Bài thuốc đông y cổ truyền điều trị bệnh ĐAU LƯNG hiệu quả

Đau lưng


Nguyên nhân dẫn đến bị đau lưng có thể do công năng thận quá suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, tinh tủy hoặc thận bị trở trệ đình tích lâu ngày gây đau.

Hoặc có thể hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây nên đau, hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau. Triệu chứng điển hình là lưng đau nhẹ, đau nặng dần, thay đổi tư thế vẫn không giảm, thời tiết thay đổi làm đau hơn, rêu lưỡi trắng nhớt.


Một số bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh đau lưng hiệu quả:

Đau do hàn thấp: dùng bài thuốc bạch thược 8gram, cam thảo 2g, đảng sâm 8g, đỗ trọng 8g, độc hoạt 4g, đương quy 8g, ngưu tất 4g, phòng phong 4g, phục linh 8g, quế tâm 2g, sinh địa 12g, tang ký sinh 4g, tần giao 4g, tế tân 2g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang.


Đau do thấp nhiệt: vùng hông và lưng đau, cảm giác đau nóng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Cần dùng bài thuốc: hoàng bá 40g, khương truật 40g. Các vị tán mịn, ngày uống ba lần, mỗi lần 15g, hòa với nước khương trấp.

Bài thuốc đông y cổ truyền điều trị bệnh ĐAU LƯNG hiệu quả


Đau do thận quá hư suy: với triệu chứng đau âm ỉ liên miên, vận động đau tăng, gối mỏi, chân không có sức. Thận dương hư làm bụng dưới co cứng, mặt nhạt, chân tay lạnh, mạch trầm tế. Cần dùng bài thuốc: cam thảo 4g, đỗ trọng 12g, hoài sơn 16g, kỷ tử 8g, nhân sâm 8g, nhục quế 4g, phụ tử chế 2g, thù du 8g, thục địa 32g. Các vị sao giòn, tán mịn, trộn mật hoàn viên (trừ thục địa chưng thành cao), ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g.


Những điều cần chú ý khi bị đau lưng

- Người bệnh cần tránh duy trì lâu ở một tư thế (đứng, ngồi một tư thế lâu). Luôn giữ tư thế đúng trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

- Khi đang đợt đau cấp cần kiêng vận động mạnh, chú ý đi lại nhẹ nhàng, tránh các động tác vận động đột ngột, nhất là các động tác xoắn vặn khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

- Cần nằm đệm có độ cứng vừa phải, kiêng nằm võng, nằm đệm lò xo khiến lưng càng đau mỏi nhiều hơn.

- Tránh đi giày, guốc cao gót.

- Tránh mang vác các vật nặng, ở tư thế sai.

- Chú ý kết hợp việc dùng thuốc với chế độ dinh dưỡng có lợi cho bệnh nhân xương khớp, áp dụng các biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc như đeo đai, xoa bóp, bấm huyệt, chườm thảo dược…


Trên đây là một vài bài thuốc được sử dụng để điều trị đau lưng theo Y Học Cổ Truyền. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay triệu chứng đau không hề thuyên giảm, hãy đến ngay gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.


XEM THÊM BÀI: Các bài thuốc đông y cổ truyền trị dứt điểm bệnh ĐAU NHỨC RĂNG HÀM tại nhà


-----------------------------

Dầu gió trị viêm xoang

Thất Sơn An Giang


Bệnh viêm xoang: Tổng quan, Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị


CÔNG DỤNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Trị viêm xoang; nghẹt mũi; cảm lạnh; đau nửa đầu; sát trùng; chống ngứa; giảm đau nhức, bầm tím do chấn thương, viêm xương khớp,…


THÀNH PHẦN DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Bạc hà, Đinh hương, Tế tân, Quế khâu, Tô mộc và một số loại thuốc khác


CÁCH DÙNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

thoa lên Mũi, Trán, Thái dương và những chỗ đau trên cơ thể.


QUY CÁCH ĐÓNG GÓI – GIÁ BÁN

Chai lẻ dung tích 10ml, dạng nắp vặn, bên trong đầu bi lăn hoặc Hộp 06 chai

                 - Giá chai lẻ:                 23.000đ

                 - Giá 01 hộp (6 chai): 128.000đ


LINK MUA HÀNG (Quý khách bấm vào link):

- Lazada:

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp

- Shopee: 

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp


HOẶC LIÊN HỆ TRỰC TIẾP SỐ HOTLINE CỦA CHÚNG TÔI!

Link mua Lazada chai lẻ

Link mua Lazada Hộp 6 chai

Link mua Shopee chai lẻ 10ml

Link mua Shopee hộp 6 chai

 

Dầu Viêm Xoang THẤT SƠN AN GIANG Copyright © 2011-2012 | Powered by Blogger