DÙNG KHÁNG SINH TRỊ VIÊM XOANG: CÓ NÊN HAY KHÔNG VÀ KHI NÀO?

Viêm xoang là một bệnh lý mũi xoang thường gặp, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp viêm xoang chẩn đoán xác định do tác nhân vi khuẩn, điều trị bằng kháng sinh là cần thiết để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.


DÙNG KHÁNG SINH TRỊ VIÊM XOANG: CÓ NÊN HAY KHÔNG VÀ KHI NÀO?

 Thuốc kháng sinh trị viêm xoang


1. Vai trò của kháng sinh trong trị viêm xoang?

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc lót trong các xoang. Tình trạng viêm này thường gây phù nề, thu hẹp không gian lỗ xoang do dịch ứ đọng trong xoang không thoát ra được.

Để điều trị viêm xoang hiệu quả, điều tối quan trọng là phải dẫn lưu được dịch mủ trong các hốc xoang ra ngoài, sau đó tái tạo, phục hồi chức năng của các lông chuyển tại niêm mạc xoang.

Thuốc kháng sinh có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng xoang do vi khuẩn, nhưng sẽ không có tác dụng nếu viêm xoang do dị ứng, virus hoặc các bất thường giải phẫu mũi xoang.

Khuyến cáo chỉ nên kê đơn thuốc kháng sinh nếu:

- Các triệu chứng nhiễm trùng xoang kéo dài hơn 1 tuần.

- Các triệu chứng diễn biến xấu đi.

- Các triệu chứng viêm xoang nghiêm trọng (sốt cao, nhiễm trùng da hoặc phát ban, đau quanh mắt hoặc mũi).

- Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng xoang lan sang các cấu trúc xung quanh, chẳng hạn như não và ổ mắt, thông qua các tĩnh mạch lưỡng cực không có van có thể đe dọa tính mạng người bệnh.


DÙNG KHÁNG SINH TRỊ VIÊM XOANG: CÓ NÊN HAY KHÔNG VÀ KHI NÀO?


2. Các thuốc kháng sinh điều trị viêm mũi xoang

Trong đa số trường hợp viêm xoang do vi khuẩn, kháng sinh ban đầu thường được lựa chọn là các thuốc kháng sinh nhóm penicillin (amoxicillin hoặc amoxicillin/clavulanate).

Các yếu tố nguy cơ kháng thuốc và/hoặc kém đáp ứng kháng sinh:

- Sống ở những vùng địa lý có tỷ lệ phế cầu không nhạy cảm với penicillin vượt quá 10%.

- Người già trên 65 tuổi.

- Đã nhập viện trong 5 ngày qua.

- Đã dùng kháng sinh trong vòng 30 ngày.

- Suy giảm miễn dịch.

- Có nhiều bệnh đi kèm (ví dụ như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, gan hoặc thận mạn tính).

- Đối với những bệnh nhân bị dị ứng penicillin, việc lựa chọn phác đồ kháng sinh ban đầu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị ứng.


Một số kháng sinh trị viêm xoang được lựa chọn bao gồm:

- Ở những bệnh nhân dị ứng penicillin có thể dung nạp cephalosporin: Cân nhắc sử dụng cephalosporin đường uống thế hệ 3 có hoặc không có clindamycin.

- Doxycycline.

- Fluoroquinolone hô hấp như levofloxacin hoặc moxifloxacin. Tuy nhiên, do các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như viêm gân/đứt gân, đau cơ, khớp, rối loạn tâm thần, kéo dài khoảng QT… FDA khuyến cáo fluoroquinolon cần được dự trữ để sử dụng trên những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác đối với chỉ định viêm xoang nhiễm khuẩn.

- Macrolide (clarithromycin hoặc azithromycin) và trimethoprim-sulfamethoxazole không được khuyến cáo điều trị theo kinh nghiệm, vì tỷ lệ kháng thuốc cao của các chủng phế cầu.

Thuốc kháng sinh có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng xoang do vi khuẩn, nhưng sẽ không có tác dụng nếu viêm xoang do dị ứng, virus hoặc các bất thường giải phẫu mũi xoang.


DÙNG KHÁNG SINH TRỊ VIÊM XOANG: CÓ NÊN HAY KHÔNG VÀ KHI NÀO?

Xem thêm bài: Hướng dẫn giúp người bệnh viêm xoang không lo khi dùng máy điều hòa trong phòng


3. Những rủi ro khi lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoang

Khi viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang mạn tính, nhiều bệnh nhân tự ý dùng kháng sinh dài ngày, liều cao ngay cả khi không nhiễm khuẩn, khiến những vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh.

Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trị viêm xoang không cần thiết còn làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thuốc…


4. Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm xoang

- Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc kháng sinh trị viêm xoang mà phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng, tần suất sử dụng và thời gian sử dụng. Việc uống thuốc tùy tiện có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.

- Thời gian điều trị kháng sinh thường là 5-7 ngày, đối với trường hợp viêm xoang nặng, có biến chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 10-14 ngày.

- Một số tác dụng phụ bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh như buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tiêu chảy…


Xem thêm bài: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC XỊT TRỊ VIÊM XOANG

-----------------------------

Dầu gió trị viêm xoang Thất Sơn An Giang


Bệnh viêm xoang: Tổng quan, Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị


CÔNG DỤNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Trị viêm xoang; nghẹt mũi; cảm lạnh; đau nửa đầu; sát trùng; chống ngứa; giảm đau nhức, bầm tím do chấn thương, viêm xương khớp,…


THÀNH PHẦN DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Bạc hà, Đinh hương, Tế tân, Quế khâu, Tô mộc và một số loại thuốc khác


CÁCH DÙNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

thoa lên Mũi, Trán, Thái dương và những chỗ đau trên cơ thể.


QUY CÁCH ĐÓNG GÓI – GIÁ BÁN

Chai lẻ dung tích 10ml, dạng nắp vặn, bên trong đầu bi lăn hoặc Hộp 06 chai

                 - Giá chai lẻ:                 23.000đ

                 - Giá 01 hộp (6 chai): 128.000đ


LINK MUA HÀNG (Quý khách bấm vào link):

- Lazada:

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp

- Shopee: 

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp


HOẶC LIÊN HỆ TRỰC TIẾP SỐ HOTLINE CỦA CHÚNG TÔI!

Link mua Lazada chai lẻ

Link mua Lazada Hộp 6 chai

Link mua Shopee chai lẻ 10ml

Link mua Shopee hộp 6 chai

 

Dầu Viêm Xoang THẤT SƠN AN GIANG Copyright © 2011-2012 | Powered by Blogger