Bí quyết y học cổ truyền chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG bằng thảo dược thiên nhiên

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Bệnh gây ra một số triệu chứng khó chịu: ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, cay mắt, hắt hơi liên tục. Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bí quyết y học cổ truyền chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG bằng thảo dược thiên nhiên

viêm mũi dị ứng


Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

- Viêm mũi dị ứng theo mùa (thời tiết): Do tiếp xúc các loại nấm mốc, phấn hoa, thời tiết khi giao mùa là yếu tố thường gặp nhất.

- Viêm mũi dị ứng lâu năm: Do tiếp xúc lông mèo, chó, các loài gián, mọt và gặm nhấm trong nhà hoặc bụi bẩn trong nhà hay ngoài trời.

- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Do tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc. Khi ngưng tiếp xúc thì triệu chứng dị ứng cũng biến mất. Hoặc dị ứng với thức ăn gây ra các biểu hiện như nổi mề đay, ngứa, tiêu chảy, đau bụng.

- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do người làm việc ở nơi có chứa các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, lông thú, bụi gỗ, bụi phấn, kim loại, lông thú.


Các thảo dược thiên nhiên chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Cây ngải cứu

Lá và cành non của Ngải cứu có thành phần tinh dầu chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, cineol, arachyl alcol, adenin, cholin. Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau tự nhiên, tiêu đờm, giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa họng, đỏ mắt, hắt hơi, đau đầu. Được sử dụng chữa viêm mũi dị ứng.

Bí quyết y học cổ truyền chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG bằng thảo dược thiên nhiên

Cách thực hiện:

Cách 1: Lá ngải cứu tươi nấu nước để ngâm chân buổi tối trước khi ngủ. Giúp kích thích lưu thông máu toàn thân, nhờ đó giảm chứng nghẹt mũi, giúp ngủ ngon, cải thiện thể trạng của cơ thể.

Cách 2: Kỹ thuật cứu ngải, dùng hơi nóng để điều hòa khí huyết trong kinh lạc.

Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo, phơi ở nơi râm mát, thoáng gió để lá khô nhưng không ảnh hưởng đến hoạt chất. Vò lá bằng tay cho đến khi tơi hẳn và tách bỏ phần gân lá. Cho lá ngải cứu đã vò vào giấy sạch, cuốn lại như hình điếu thuốc, đốt điếu lá ngải, dùng sức nóng kích thích các huyệt bách hội và huyệt tứ thần thông. Giữ khoảng cách từ cơ thể đến đầu điếu khoảng 2 cm. Mỗi huyệt hơ 1 lần từ 2 – 3 phút, khi cảm thấy nóng thì chuyển sang huyệt khác. Thực hiện hơ lá ngải 1 lần/ngày. 


Lá lốt

Lá lốt có chứa các thành phần hợp chất như Alkaloid, flavonoid, anthranoid, tanin, tinh dầu, acid amin. Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá, giúp thông mũi, giamr đau nhức khó chịu. Được sử dụng hiệu quả với nhiều bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen phế quản.

Bí quyết y học cổ truyền chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG bằng thảo dược thiên nhiên

Cách sử dụng:

Cách 1: Lấy 4 – 5 lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút, để ráo. Giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Rửa khoang mũi bằng nước muối sinh lý. Dùng tăm bông thấm nước lá cốt lốt, nhỏ vào mỗi bên mũi 2 – 3 giọt, thực hiện 2 lần/ngày.

Cách 2: Lấy một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút, để ráo. Đun lá lốt với 1 lít nước, khi sôi giảm lửa đun thêm khoảng 10 phút. Đem nước lá lốt xông mũi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ. Lưu ý khoảng cách để tránh bị bỏng do hơi nước nóng.


Bạc hà

Lá bạc hà có chứa thành phần hoạt chất là tinh dầu chủ yếu là menthol và menthyl acetate. Có tác dụng giảm đau tại chỗ, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu hoá, giảm căng thẳng thần kinh, kích thích ra mồ hôi giúp hạ sốt, chữa say tàu xe, hôi miệng, giảm đau ngứa họng, nhức đầu do cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng.

Tinh dầu bạc giúp làm giảm nghẹt mũi, làm thông thoáng đường thở của bệnh viêm mũi dị ứng.

Bí quyết y học cổ truyền chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG bằng thảo dược thiên nhiên

Cách sử dụng:

Cách 1: Lấy 4 – 5 lá bạc hà, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút, rửa lại với nước sạch và để ráo. Hãm lá bạc hà với 250 ml nước sôi. Cho thêm một ít chanh và mật ong vào nước bạc hà. Uống thay trà hằng ngày.

Cách 2: Lấy 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút, vẩy ráo. Đun lá bạc hà với 1 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước sôi. Dùng nước lá bạc hà xông mũi 1 – 2 lần/ngày. 

Lưu ý: không dùng tinh dầu bạc hà trực tiếp hoặc qua các sản phẩm như cao xoa, dầu cù là, dầu xanh cho trẻ sơ sinh vì gây suy hô hấp nguy hiểm.


Cây cỏ hôi

Cây cỏ hôi (hay còn gọi là hoa cứt lợn) có chứa thành phần tinh dầu chủ yếu là cadinen, geratocromen, demetoxygeratocromen. Có tác dụng kháng viêm, cầm máu, chống dị ứng, giảm phù nề niêm mạc mũi, chảy nước mũi, giảm ngứa cổ họng do viêm mũi dị ứng.

Bí quyết y học cổ truyền chữa VIÊM MŨI DỊ ỨNG bằng thảo dược thiên nhiên

Cách thực hiện: 

Lấy 1 nắm lá cỏ hôi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút và vẩy ráo. Giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Nhỏ nước cốt lá cỏ hôi vào mũi 4 – 5 lần/ngày.

Lưu ý: Tránh nhầm lẫn cây cỏ hôi với cỏ thiên thảo và cây hy thiêm.


Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa viêm mũi dị ứng

- Chọn những cây thuốc thảo dược còn tươi, không bị héo úa, không bị dập nát, không thuốc trừ sâu.

- Kiên trì sử dụng liên tục trong thời gian dài, kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

- Không nên lạm dụng nước uống từ các loại cây thuốc thảo dược.

- Nên chọn các cây loại thảo dược đã được nghiên cứu về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.

- Thuốc thảo dược là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi dùng các thuốc thảo dược.

- Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

- Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh viêm mũi dị ứng.


XEM THÊM BÀI: Bài thuốc y học cổ truyền chữa HO ĐỜM bằng thảo dược thiên nhiên


-----------------------------

Dầu gió trị viêm xoang

Thất Sơn An Giang


Bệnh viêm xoang: Tổng quan, Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị


CÔNG DỤNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Trị viêm xoang; nghẹt mũi; cảm lạnh; đau nửa đầu; sát trùng; chống ngứa; giảm đau nhức, bầm tím do chấn thương, viêm xương khớp,…


THÀNH PHẦN DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

Bạc hà, Đinh hương, Tế tân, Quế khâu, Tô mộc và một số loại thuốc khác


CÁCH DÙNG DẦU VIÊM XOANG THẤT SƠN AN GIANG

thoa lên Mũi, Trán, Thái dương và những chỗ đau trên cơ thể.


QUY CÁCH ĐÓNG GÓI – GIÁ BÁN

Chai lẻ dung tích 10ml, dạng nắp vặn, bên trong đầu bi lăn hoặc Hộp 06 chai

                 - Giá chai lẻ:                 23.000đ

                 - Giá 01 hộp (6 chai): 128.000đ


LINK MUA HÀNG (Quý khách bấm vào link):

- Lazada:

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp

- Shopee: 

Mua chai lẻ

Mua 1 hộp


HOẶC LIÊN HỆ TRỰC TIẾP SỐ HOTLINE CỦA CHÚNG TÔI!

Link mua Lazada chai lẻ

Link mua Lazada Hộp 6 chai

Link mua Shopee chai lẻ 10ml

Link mua Shopee hộp 6 chai

 

Dầu Viêm Xoang THẤT SƠN AN GIANG Copyright © 2011-2012 | Powered by Blogger